Không như uống một ly nước giải khát thông thường hay cụng vài ly bia lúc cao hứng để rồi phải nhức đầu suy nghĩ về thành phần của chúng, một ly rượu vang ngon có quá nhiều thứ liên quan mà bạn sẽ phải dần làm quen với ngõ ngách của loại thức uống này. Những người sành vang thường nói “Vang thì nói mãi chẳng bao giờ hết!” Thật vậy, những gì liệt kê dưới đây cũng chỉ là những phần cơ bản về rượu vang mà chúng tôi muốn các bạn sẽ có những hiểu biết thật cơ bản.
Tại sao vang có quá nhiều loại?
Không như cá loại rượu ngoại nhập khác như whiskey, cognac thường khác nhau về số năm ủ rượu hoặc được sản xuất dựa trên những yếu tố riêng biệt: qui trình, lịch sử. Với rượu vang, mỗi giống nho sẽ tạo nên một loại vang với tính chất khác nhau. Tự bản thân các giống nho đôi khi được kết hợp với nhau cũng tạo nên loại vang mới mang hương thơm và vị mới. Ví dụ: nho Shiraz làm nên vang Shiraz, nho Chardonnay làm nên vang Chardonnay, hay kết hợp giữa giống nho Cabernet Sauvignon và Merlot sẽ có loại vang Cabernet Merlo.
Vì sao rượu vang có vị chát?
Chát ở đây là do chất tannin có trong vỏ và hột nho tiết ra khi nước ép nho lên men. Thực ra không đến bnỗi qus chá nhưng do khi vào Việt Nam, chát chất nàylà một khái niệm và vị khá lạ so với nhiều loại rượu sẵn có ở địa phương nên mọi người chú ý. Vang hiện nay vẫn được nhiều người gọi là “rượu chát”. Vị chát này thực ra làm ột cảm giác gơn gợn ở giữa lưỡi, hơi giống với vị của chuối chát hay quả lý. Nhưng ai cũng thừa nhận rằng vị “chát” này khiên món ăn trở nên ngon hơn khi dùng với vang, cũng giống như chuối chát giúp trung hòa các vị của rau sống (vị chua của khế, vị cay của ớt, hay vị nồng của các loại rau thơm) và vị ngọt, mặn của các loại nước chấm như nước mắm, mắm nêm…
Thầy vang là ai?
Họ là winemaker, tức những người chịu trách nhiệm ngửi nếm những mẻ vang để đảm bảo sao cho vang có chất lượng ngon nhất khi ra thị trường. Từ việc giám sát ngoài cánh đồng xem nho có phát triển tốt hay không, giám sát độ chua – ngọt của nho cho đến việc chọn thời điểm ủ trong những thùng gỗ sồi cũ hay mới, ủ bao lâu và quan trọng nhất là phải xác định tính chất của một mẻ vang là như thế nào, để ghi lại thành tasting note trong mẻ đó. Thường các thầy vang có chiếc mũi rất nhạy, họ có thể hướng dấn chúng ta cách ngửi, nếm các loại vang và giúp nhận ra mùi, vị của một loại vang. Ví dụ như hương thôm của chanh, lê, thơm … của một số loại vang trắng hay mùi trái cây khô của các loại vang đó.
Nút bấc (bần) và nút vặn
Có lẽ, chưa cần phải uống vang nhưng chỉ xem chai vang được khui từ từ, mũi khoan xoắn sâu vào chiếc nút bần (cork) và khi kéo nút lên, một âm thanh nghe cái “tách” chắc nịch đủ khiến dân sành vang say m. Vang vốn nhiều bí ẩn, phức tạp nên cái cách thưởng thức cũng phải cầu kỳ, nhiều âm thanh, sắc màu. Tuy nhiên, khi nói đến nút bần thì dân hiểu biết vang cũng kể ra lắm giới hạn của loại nút này như khi bị để khô lâu ngày sẽ hư nút, bể khiến những vụn rơi vào rượu ảnh hưởng chất lượng. Giải pháp thay thế là nút vặn (crew cap), vừa nhanh và sẽ khiến những người hay quên không cần phải canh cánh nhớ đến đồ khui vang nằm ở đâu mỗi lần muốn uống vang vừa giúp vang bảo quản tốt mà lại góp phần bảo vệ mỗi trường.